MỘT CUỘC GẶP GỠ KHÔNG THÀNH VÌ ..." TƯỚNG VỀ HƯU" - Phút nói thật

Nghe cô giáo kể chuyện ,bé buồn cười quá!
MỘT CUỘC GẶP KHÔNG THÀNH VÌ … “TƯỚNG VỀ HƯU” – Phút nói thật
Đắn đo lắm tôi mới viết bài này. Cũng phải nói thật khách quan, tránh đi sự hiểu lầm, tránh đi những lời dị nghị. Chi ít, trong một số nhà văn, nhà thơ khu vực nam miền Trung và Tây Nguyên đã biết có cuộc gặp mặt, tưởng sẽ thành công đến nơi, tưởng sẽ có những cuộc vui nổ trời, tưởng sẽ có dịp ôn lại một thời khốn khó nhưng đầy ắp tiếng cười, đầy ắp tình người, đầy ắp nhân văn…Ấy vậy, như trong một trận bóng đá, đến phút “ 89” mọi chuyện thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Một nguyên nhân, xin lỗi tôi phải lấy tên một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, chỉ vì một ông “ Tướng về hưu”.
Trại sáng tác khu V, bây giờ có lẽ ít người biết về trại sáng tác có tên như thế. Đến như tôi, ở Đà Nẵng đã lâu, chơi thân với rất nhiều các anh, các chị nhà văn lớn tuổi, cuộc đời họ đã đi qua hai cuộc kháng chiến, nhưng gần như tôi rất ít lần được nghe đến tên trại sáng tác khu V. Chỉ có một lần ngồi nói chuyện với nhà văn Thái Bá Lợi, nhà văn cho tôi biết, đã có một thời, những vị lãnh đạo cao nhất của khu V như ông Võ Chí Công, Chu Huy Mân…rất coi trọng lực lượng sáng tác văn học. Ngay sau khi đất nước giải phóng, các vị lãnh đạo khu V đã có sáng kiến tập hợp những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi ở khu V vào sinh hoạt trại sáng tác này với sự quan tâm đặc biệt. Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyên Ngọc, Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Khắc Phục, Thu Bồn, Nguyễn trí Huân, Ngô Thảo, Thái Bá Lợi, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Bảo, Thanh Thảo, Trung Trung Đỉnh, Ngô Thế Oanh, Thanh Quế, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Công Khế… và cả một số vị, sau này giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và nhà nước, cũng từng kinh qua một thời gian dài ở trại sáng tác khu V. Trại sáng tác cũng là nới dừng chân của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ… Với thời gian tồn trại của trại sáng tác, nhiều tác phẩm văn học đứng được trong lòng bạn đọc cũng ra đời từ đây như tác phẩm: Trường ca “Những người đi tới biển” của nhà thơ Thanh Thảo, trường ca “ Ở làng Phước Hậu” của nhà thơ Trần Vũ Mai, “ Hai người trở lại trung đoàn”, “ Thung lũng thử thách”, “ Họ cùng thời với những ai” của nhà văn Thái Bá Lợi… Đặc biệt, nhà văn Thái Bá Lợi còn cho tôi còn biết họa sỹ nổi tiếng Bửu Chỉ, Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Vũ Hữu Định… cũng nhiều lần ghé qua tham gia sinh hoạt với các anh, chị nhà văn, nhà thơ trong trại sáng tác.
Nói vậy, để thấy rằng, việc có cuộc gặp mặt kỷ niệm 37 năm thành lập trại sáng tác khu V do một số nhà văn, nhà thơ đang sinh hoạt ở Chi hội nhà văn Việt
Tôi và nhà văn Thái Bá Lợi, nhà thơ Lê Anh Dũng cùg một số nhà văn, nhà thơ khác trong Chi hội nhà văn Việt
Tôi cũng từng tham gia vào công việc tổ chức một số hội nghị, nhưng chưa bao giờ tôi thấy thuận lợi như lần tổ chức cuộc gặp gỡ này. Nhà văn Thái Bá Lợi, nhà thơ Ngân Vịnh, nhà thơ Lê Anh Dũng khi cầm công văn của BCH Hội nhà văn Việt
Cho đến đầu tháng 8/2012 công việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này có thể nói tiến triển trên cả mức thuận lợi. Điều chúng tôi lo nhất hiện tại là “nội dung” cuộc gặp gỡ, điểm lại, thực ra nếu có ngồi trong hội trường nghiêm túc thì chỉ có buổi khai mạc, những diễn văn chào mừng… Sau đó “ gặp gỡ họp mặt” diễn ra ở đâu? Đó là những đêm giao lưu giữa các nhà văn, nhà thơ với sinh viên các trường đại học, các đơn vị bộ đội ( nếu vui cũng hết đêm)… Đó là cuộc gặp gỡ trên bàn nhậu, bên chén cà phê, giữa lúc đi tham quan…của các nhà văn, nhà thơ, cùng các vị từng tham gia trại, giờ về hưu, không sáng tác, ôn lại những kỷ niệm về một thời không quên. Nhiều kỷ niệm nhắc lại, chắc chắn chỉ có tiếng chào vồn vã, cái bắt tay, ôm nhau cười hết cỡ ( cũng “ vèo” hết cả buổi). Thời gian ngồi trong hội trường chắc là rất ít. Tôi tin , mọi người cũng mong thế, hãy để không gian sinh hoạt thật thỏa mái, vô tư, dễ gì đã có một điều kiện gặp nhau thuận lợi như thế này.
Mọi công việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ coi như xong, định ngày cụ thể bắt đầu từ ngày 5/9 và kết thúc vào tối 7/9 tại nhà khách T20 của QK V. Kế hoạch chi tiết chúng tôi đã báo cáo cho nhà thơ Văn Công Hùng, nhà thơ Văn Công Hùng rất mừng, định ngày xuống với chúng tôi triển khai kế hoạch sau khi được sự chấp thuận của BCH Hội nhà văn Việt
Nhưng, không ai học được chữ “ ngờ!”, vì sự can thiệp của “ Tướng về hưu”.
Tôi đã từng nghe nhiều giai thoại về vị” tướng về hưu” này, nhất là tính cực đoan của ông. Nhưng đến khi giáp mặt, mới biết rằng, những giai thoại tôi đã nghe, chưa thấm vào đâu khi mình chúng kiến.
Với danh nghĩa, nguyên là một cán bộ cấp cao, từng lãnh đạo HNV, được nhiều giải thưởng lớn…Nên thế, khi hay tin có cuộc gặp này, trên danh nghĩa là người từng lãnh đạo trại sáng tác khu V, ông yêu cầu HNV, cho gặp những người như tôi, như nhà văn Thái Bá Lợi, nhà thơ Lê Anh Dũng… tất nhiên, cả nhà thơ, nhà báo Văn Công Hùng phải có mặt sớm để báo cáo lại toàn bộ việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này.
Nếu đúng về nguyên tắc, tôi không gặp ông “ tướng về hưu” cũng không sao. Vì có ai phân công tôi đâu!!! Tôi tự nguyện làm, thích thì làm, nói thật, làm cho vui, muốn các anh, các chị nhà văn, nhà thơ mình yêu quý có điều kiện gặp nhau, vui cho thật “ nổ trời” vì không nhiều “ cơ hội” như thế này. Còn bây giờ, ông “ tướng về hưu” yêu cầu tôi đến để quán triệt, báo cáo… tôi thấy khó quá, vì không biết mình sẽ báo cáo chuyện gì! Và quả nhiên, khi gặp ông ở nhà khách T20, cả buổi nghe ông nói, tôi thấy quá cực hình. Buổi gặp mặt, tôi và các nhà văn, nhà thơ đã chuẩn bị không còn như chúng tôi hình dung nữa, thay vào đó là sự : “ hệ trọng”, “ cảnh giác”, “ nguy hiểm” , “hết sức đề phòng với những tình huống xấu”…. Trước khi nhà thơ Văn Công Hùng từ Tây Nguyên xuống để làm việc với ông “ tướng về hưu”, chúng tôi có cuộc họp “ trù bị” với ông. Ông đã nhắc chúng tôi nhiều việc, nghe “ ù” cả tai! Đến buổi làm việc chính thức, thì quả thật chúng tôi “chóang” về những yêu cầu “ bất di, bất dịch” của ông. Điều đầu tiên, ông yêu cầu nhà thơ Văn Công Hùng cho ông duyệt danh sách các hội viên HNV có mặt trong cuộc gặp gỡ này. Đặc biệt ông chú ý vào ba nhà văn, nhà thơ, tôi tạm đặt là N, Q, H. Theo ông, những nhà văn, nhà thơ này để cho QK V mời, HNV không được mời. Đây là một việc vô cùng vô lý! Rất khó chấp nhận, vì QK V không có chức năng này, hơn nữa, Hội viên của mình, mình không mời lại để cho cơ quan khác mời, đó là việc làm không minh bạch. Nhất là nhà thơ Q, ông “ tướng về hưu” có một thái độ khó chịu ra mặt. Vì trước đó, ông đã nghe nhà thơ Q đọc một bài thơ trong một cuộc gặp gỡ ở Quảng
Tiếp đến, ông “ tướng về hưu” yêu cầu chúng tôi chỉ định những người viết tham luận!
Một cuộc gặp mặt, ôn lại kỷ niệm, có cần thiết phải viết tham luận không? Hơn nữa, giả như nếu có tham luận, thời gian đâu để đọc, khi việc giao lưu, gặp mặt, dự liên hoan… đã chiếm hết thời gian của hai đêm, ba ngày! Còn một chuyện tôi không thể tưởng tượng nổi là ông yêu cầu phải có một cuộc họp “trù bị”, trước khi vào họp chính thức y như đây là một đại hội nhà văn. Mới đầu tôi tưởng mình nghe lầm, nhưng sau này, khi ra đến Hà Nội, trong một lần gặp với các anh lãnh đạo HNV, ông cũng đưa một yêu cầu đúng như thế. Cuộc gặp mặt ôn lại nhiều kỷ niệm vui, buồn của không khí hồi hộp như “ ai là triệu phú?”, vui hơn cả “ gặp gỡ cuối năm”, ồn ào hơn cả “ đi tìm giọng hát Việt”… thế mà cần phải trù bị, sự “ quan trọng” không phải lối, dồn chúng tôi vào thế khó đỡ. Một thời gian vô cùng hạn hẹp, lại phải tổ chức một cuộc họp trù bị, không biết nên tổ chức vào thời gian nào? Đó là chưa kể, ông yêu cầu, nếu là khách mời, phải gọi điện hỏi trước, nhất là những vị khách, theo ông “ có vấn đề tư tưởng”. Đã mời, cứ đưa giấy mời, còn họ có đến dự hay không đó là quyền của khách mời. Một thủ tục vô cùng đơn giản, “ Tướng về hưu” cũng nhấn mạnh, thành việc “ quan trọng”. Đã vậy, ông còn cảnh báo chúng tôi những chuyện phát ngôn của các nhà văn, nhà thơ trong buổi gặp mặt này. Phải hết sức cảnh giác, đề phòng, có biện pháp đối phó hữu hiệu. Ông cho biết, sẽ vào lại Đà Nẵng ngày 18/8 để lập bộ “ chỉ huy tiền phương” để theo dõi, chỉ đạo sát sao từng công việc.
Cứ như vậy, trong những lần tôi, nhà thơ Văn Công Hùng, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà thơ Lê Anh Dũng gặp ông “ tướng về hưu”, tất cả chúng tôi ở một tâm trạng buồn. Chuyện đã tưởng thành đến nơi, nhưng nếu như thực hiện đúng như nội dung ông “ tướng về hưu” chỉ đạo, cuộc gặp gỡ này sẽ có không khí căng thẳng, trượt khỏi nội dung ban đầu mà chúng tôi dự liệu, rất dễ xảy ra sự mất đoàn kết, cãi vã với những đề tài không đâu…Chúng tôi báo cáo lại việc này với BCH Hội nhà văn, các anh ngoài đó thông báo lại chúng tôi, đợi ông “tướng về hưu” ra Hà Nội sẽ bàn tiếp và có quyết định chính thức về cuộc gặp mặt này.
Đây là cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm sự ra đời của một trại sáng tác cách đây 37 năm, được các lãnh đạo QK và địa phương nhiệt tình giúp đỡ. Hẳn nhiên, các anh, các chị lãnh đạo QK cũng như địa phương mong muốn cuộc gặp gỡ vui, tạo được dấu ấn thân thiện. Nay, chỉ vì không đúng với sự chỉ đạo của ông “ tướng về hưu” mà ông báo cáo lên trên, cấp trên không hiểu, chỉ nghe báo cáo một chiều nhất là vấn đề “ tư tưởng”, “ diễm biến hòa bình”…yêu cầu mấy anh lãnh đạo QK, hay địa phương phải giải trình, kiểm điểm. Vô hình dung, chính chúng tôi đã làm “ hại’ các anh, các chị. Lần sau ai dám bắt tay cộng tác với chúng tôi nữa? Chúng tôi còn mặt mũi nào mà đến để làm việc với các anh, các chị. Tiếp đến, một cuộc gặp gỡ ôn lại kỷ niệm, ai cũng muốn có mặt đông đủ, lại có lệnh “ cấm ” người này, “ cấm” người kia đến ( đó là những người cần phải đến), sẽ biến không khí cuộc gặp gỡ kém vui, thậm chí là căng thẳng, rất dễ bị xuyên tạc, nhiều người không hiểu sẽ trách chúng tôi. Việc nữa, công việc tổ chức cuộc gặp gỡ này chúng tôi hoàn toàn làm với sự vô tư trong sáng, chỉ muốn đó là cuộc gặp gỡ, như nói ở trên, rộn tiếng cười, tiếng hát, tiếng đọc thơ, giao lưu, nhắc lại những kỷ niệm ngọt lịm về tình người. Nhưng, nếu như tiếp tục cuộc gặp gỡ này theo như sự chỉ đạo của ông “tướng về hưu”, liệu không khí đó có còn như thế không? Hay là có chuyện “ vỗ tay mời xuống” như các kỳ đại hội Nhà văn…
Suy đi, tính lại chúng tôi đề nghị BCH Hội nhà văn nên hoãn cuộc gặp gỡ này, để tổ chức vào dịp khác, thuận lợi hơn…
Sau khi nhận được ý kiến của chúng tôi, có lẽ các anh trong BCH Hội Nhà Văn bàn bạc cũng thống nhất ý kiến tạm hoãn cuộc gặp mặt này. Các anh đã gửi công văn đề chữ “ hỏa tốc” đến các địa phương, đơn vị ở Miền trung xin lỗi và tạm dừng cuộc gặp mặt.
Việc dừng cuộc gặp mặt để lại trong chúng tôi nhiều nỗi luyến tiếc. Cho đến tận gần ngày dự kiến cuộc gặp mặt, tôi, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà thơ Lê Anh Dũng…vẫn nhận được nhiều cú điện thoại hỏi về thời gian cuộc gặp mặt này, nhiều người nói với chúng tôi, nếu không có kinh phí họ sẽ tự bỏ tiền đi, cốt gặp lại bạn bè cũ để ôn kỷ niệm, mấy chục năm mới có một dịp như thế này. Thương hơn, có nhà văn, nhà thơ từ ngày 1/9 đã đến tá túc tại nhà của nhà văn Thái Bá Lợi, hy vọng dự sớm, đúng ngày khai mạc…
Tôi thông báo chuyện “ hoãn” cuộc gặp mặt cho một số bạn bè thân thiết, nói nguyên nhân.
Ai cũng tiếc.
[5098] XEM " KÝ ỨC HỘI AN" | 10/4/2018 |
[11121] SUY NGHĨ CỦA MỘT NGƯỜI DÂN VỀ THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐẢNG - Phút nói thật | 27/1/2016 |
[8085] MONG ĐẠI HỘI THÀNH CÔNG - Phút nói thật | 18/1/2016 |
[7858] CÓ NÊN THẾ KHÔNG ? - Phút nói thật | 3/5/2015 |
[12045] GỬI EM, MỘT ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - Phút nói thật | 9/6/2013 |
[36502] CHỊ DOAN HIỂU ĐÚNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH - Phút nói thật | 16/5/2013 |
[25400] VỀ THÔI ANH - Phút nói thật | 5/5/2013 |
[4433] HÃY THƯƠNG CHÚNG TÔI - Phút nói thật | 15/3/2013 |
[4308] GIẢI THƯỞNG HNV NĂM 2012 -Phút nói thật | 17/1/2013 |
[9540] TRÂU MURA, ANH HÙNG HỒ GIÁO VÀ ÔNG BẠN NHẬT BẢN - Phút nói thật | 11/1/2013 |


